Quá trình thai giáo được chia làm hai loại: thai giáo gián tiếp và thai giáo trực tiếp. Thai giáo gián tiếp là quá trình tác động gián tiếp thông qua người mẹ để gây kích thích với thai nhi. Thai giáo trực tiếp là quá trình tạo nên các kích thích trực tiếp đối với thai nhi như nghe nhạc, nói chuyện, vuốt ve…
Thai giáo giúp bé ngoan hơn, vui vẻ hơn |
Thai giáo là gì?
Thai giáo nói dễ hiểu là những kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp để mang đến cho thai nhi những điều kiện phát triện tốt nhất. Quá trình thai giáo được chia làm hai loại: thai giáo gián tiếp và thai giáo trực tiếp. Thai giáo gián tiếp là quá trình tác động gián tiếp thông qua người mẹ để gây kích thích với thai nhi. Theo đó, người mẹ phải đảm bảo dinh dưỡng cho mình và thai nhi; đảm bảo tinh thần tích cực, cơ thể khỏe mạnh. Thai giáo trực tiếp là quá trình tạo nên các kích thích trực tiếp đối với thai nhi như nghe nhạc, nói chuyện, vuốt ve…
Thai giáo trong những tháng đầu:
- Luôn giữ tâm trạng tích cực: đặc điểm mang thai những tháng đầu thường làm thay đổi tâm trạng của bà mẹ. Bạn buồn bã, cáu gắt nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi bạn lo lắng, buồn phiên trong giai đoạn mang thai thì khả năng sinh non, sinh thiếu cân hoặc biến chưng thai nghén cao hơn.
– Cùng chồng đi dạo: nên dành khoảng 10 phút mỗi ngày sáng và tối đi dạo cùng chồng mình. Hít thở không khí trong lành
– Nói chuyện với bé 15 phút mỗi ngày. Tốt nhất bạn hãy đặt một cái tên để có thể gọi bé.
– Kể hoặc đọc truyện cho con bằng một giọng đọc nhẹ nhàng, truyền cảm
– Vuốt ve bé: Một ngón tay ấn nhẹ vào bụng, sau đó thả ra, ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Có thể vừa vuốt ve vừa nói chuyện với bé (khoảng 10 phút trước giờ đi ngủ mỗi ngày).
Lưu ý: Vuốt ve bé bằng ngón tay chứ không nên dùng bàn tay xoa bụng bầu. Bởi vì hành động xoa bụng có thể làm tử cung xuất hiện những cơn co, dẫn tới động thai, sảy thai hoặc sinh non. Với những thai phụ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non thì hành động xoa bụng càng phải tránh.
– Nhạc trữ tình cho mẹ: Bật một CD nhạc dân ca (hoặc trữ tình, nhạc nhẹ…) bạn yêu thích và cùng thưởng thức với bé. Nhắm mắt lại khi nghe đồng thời bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh dòng sông yên bình; cánh đồng bát ngát hoặc bãi biển trong xanh…
Bốn tháng tuổi, ở thai nhi bắt đầu xuất hiện các phản xạ chạy trốn, phản xạ phòng ngự, phản xạ hô hấp mang tính kích thích. Thai nhi có thể nghe được các âm thanh bên ngoài tử cung. Khi ấy nếu mẹ uống nhiều nước lạnh hoặc nước sôi, thai nhi sẽ đạp thật mạnh và dữ dội, dùng tia sáng ngắt quãng để chiếu lên bụng mẹ, nhịp đập của thai nhi có thể xuất hiện sự thay đổi. Từ tuần thứ 16 của thai kỳ, bé bắt đầu biết cử động mắt (mắt bé có phản xạ nhắm hoặc mở mắt trong những khoảng thời gian rất ngắn). Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, bé có xu hướng quay đầu về phía ánh sáng. Qua thành bụng của bà mẹ, bé sẽ cảm nhận được ánh sáng có màu hồng nhạt. Năm tháng tuổi, thai nhi bắt đầu có khả năng ghi nhớ, nếu được nghe thấy giọng nói của mẹ nhiều lần sẽ có cảm giác an toàn. Có thể mút tay một cách khá thành thục. Chức năng của thận bắt đầu phát triển, đã có thể tiểu tiện trong nước ố. Sáu tháng tuổi, thai nhi có thể ngửi được mùi vị của mẹ và ghi vào trí nhớ. Sự vận động của thai nhi khiến nước ối lắc lư, kích thích làn da.
Thai giáo trong giai đoạn 4 – 6 tháng cần chú ý giữ tinh thần thoải mái, cho bé tiếp xúc với ánh sáng, làm quen với ngôn ngữ bên cạnh việc giữ tâm trạng thư thái, tránh phiền muộn vì những điều vặt vãnh trong cuộc sống. Hãy tán chuyện với người thân, bật nhạc dân ca hoặc loại nhạc bạn yêu thích với cường độ chậm, hay chơi cùng bé bằng cách dùng ngón tay vỗ nhẹ vào bụng sau mỗi lần bé đạp. Những lần sau đó bé sẽ đạp vào vị trí bạn muốn trên bụng. Tốt nhất hãy rủ chồng cùng tham gia vào quá trình này, vì khi đó bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Những cảm xúc tích cực sẽ sản sinh những chất thấm qua dây rốn vào với bé.
Bảy tháng tuổi, não bộ đã xuất hiện các nếp nhăn và đường rãnh rõ ràng, có kết cấu phức tạp, các tế bào thần kinh gần giống với người trưởng thành. Thị giác của thai nhi bắt đầu phát triển. Khi nghe thấy những âm thanh bên ngoài, có thể cảm nhận thích hay không thích, nếu không thích thai nhi sẽ phản ứng bằng cách mút tay (một số trẻ sơ sinh sau khi sinh ra có kén ở tay).
Tám tháng tuổi, thai nhi có thể nghe và phân biệt được sự nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, mức độ cao hay thấp trong giọng nói và những loại âm thanh khác nhau (phân biệt được sự khác nhau trong giọng nói của bố và mẹ) đồng thời có những phản ứng thể hiện sự mẫn cảm với chúng. Các gai vị giác trên lưỡi đã bắt đấu phát triển, có thể cảm nhận được vị đắng và ngọt. Thông qua các thí nghiệm đối với trẻ sinh non cho thấy, thai nhi thường thích vị ngọt. Lúc này bé đã có thể phân biệt về ngủ và thức, có khi mẹ ngủ song bé lại thức, biết phân biệt giữa vui vẻ và không vui vẻ. Con đã có thể cảm nhận được cảm xúc vui buồn, bất an hay bi thương của mẹ.
Các kỹ năng thai giáo cơ bản giai đoạn sắp sinh đó là phát triển thị giác và thính giác. Bé nghe đươc nhiều âm thanh hơn nên bạn hãy đặt tai nghe vào bụng khoảng 10 phút 2 lần mỗi ngày. Hoặc hát cho bé nghe và hỏi bé xem mẹ hát có hay không. Mỗi lần bạn hát cho bé xong một nhịp, nên nghỉ ngơi vài giây để bé tiếp thu trước khi hát nhịp tiếp theo. Tiếp tục đọc sách hằng ngày trước khi đi ngủ. Hãy tìm hiểu nhiều hơn về nghệ thuật để bé có thể phát triển não phải nhé.
Thai giáo cùng chồng để đạt kết quả tốt nhất
Sau chín tháng, thai nhi có thể sinh một cách khỏe mạnh với đầy đủ các bộ phận phức tạp và hoàn thiện, có thể thoát ly khỏi cuộc sống ở nhờ trong bụng với sức sống tràn trề.
Như vậy trong giai đoạn thai giáo, tuy não bộ cùng các hiện tượng tâm lý chưa phát triển nhưng tác động của các yếu tố bên ngoài lên sự phát triển của thai nhi cần phải được xem xét nghiêm túc, tiến hành thai giáo được coi là bước đặt nền móng cho sự phát triển sau này.
Blogger Comment
Facebook Comment