News
Loading...

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 như thế nào?

Đã bao giờ chị em muốn biết bé yêu của mình lớn từng ngày trong bụng mình như thế nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá những giai đoạn kỳ diệu đó nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 24

Quá trình phát triển của thai nhi:

Trong tuần 24 này, các sắc tố da của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành. Hiện tại, làn da của bé yêu có vẻ vẫn còn nhăn nheo. Hiện tượng này là di lớp mỡ dưới da bé đang được tích lũy nhiều hơn với tốc độ khá nhanh.

Lúc này chị em có thể cảm nhận được các cử động của bé yêu một cách thường xuyên. Sau 24 tuần, bé yêu có cân nặng khoảng 450-650 gam. Trong trường hợp, vì một nguyên nhân nào đó chị em bắt buộc phải sinh non, hoặc chuyển dạ sớm, thì một đứa bé có cân nặng nằm trong khoảng từ 500 – 550gam vẫn có khả năng sống bằng sự can thiệp đặc biệt của y tế.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc này, tâm trạng của chị em bắt đầu cảm thấy lo lắng. Càng lo lắng chị em càng thấy khó chịu, cáu gắt, sự lo lắng này cũng ảnh hương không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, để tâm trạng được thoải mái hơn chị em hãy thư giản cơ thể bằng cách ngâm mình trong nước ấm, nghe những bản nhạc nhẹ hoặc những bài hát mà chị em yêu thích hàng ngày và uống một cốc trà thảo dược vào buổi tối để cải thiện tình trạng giấc ngủ.

Để không cản trở quá trình lưu thông máu đến bánh nhau thì lúc ngủ chị em nên nằm nghiêng, tránh nằm ngữa hoặc sấp. Nếu như chị em không thích ngủ với tư thế này chị em có thể thử kẹp một cái gối mềm ở giữa hai đầu gối. Cách này có thể giúp chị em giảm bớt áp lực từ trọng lượng cơ thể khi chị em nằm nghiêng.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 6 như thế nào?
Thai nhi 24 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 25

Quá trình phát triển của thai nhi:

Mặc dù phổi của bé đã được phát triển hoàn thiện, tuy nhiên phổi chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình khi bé yêu được sinh ra. Vì thế lúc này bé vẫn nhận phải nhận oxy từ bánh nhau. Tai trong của bé có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể, đây cũng chính là lý do tại sao khi đang bơi lơ lửng hoặc chuyển động trong túi nước mà bé lại có thể giữ được cơ thể luôn thăng bằng.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Trong tuần này, chị em sẽ được xét nghiệm đường huyết để kiểm tra lượng đường huyết trong máu, kết quả của xét nghiệm này cho biết chị em có bị mắc bệnh tiểu đường hay không. Nếu chị em bị mắc bệnh tiểu đường khi mang thai có thể gia tăng nguy cơ phải được mổ để đưa bé yêu a ngoài ngay, vì bệnh này có thể tác động đến các hormon tăng trưởng làm cho thai nhi có kích thước lớn một cách bất thường. Xét nghiệm chỉ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả 2 mẹ con, nên chị em đừng quá lo lắng nhé!

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 26

Quá trình phát triển của thai nhi:

Một điều tuyệt vời ở tuần này là, hai bàn tay của thai nhi đã phát triển đầy đủ. Vì vậy thai nhi có thể tự mình cảm nhận những vậy xung quanh mình bao gồm làn da, đầu, thậm chi cả ổn nữa.

Để có thể cảm nhận rõ những cử động của bé yêu một cách rõ ràng chị em hãy ngồi xuống và cảm nhận. Lúc này khả năng nghe của bé cũng đã được phát triển hơn trước, vì vậy bé có thể nghe thấy những gì chị em hoặc người thân nói chuyện.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Ở tuần này, hệ tiêu hóa của chị em sẽ gặp một chút khó khăn. Bởi vì, các hormon progesterone được sản sinh trong quá trình mang thai sẽ làm chậm lại quá trình tiêu hoá, mà việc kích thước tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép lên ruột của chị em. Điều này có thể khiến chị em không có cảm giác muốn ăn, thậm chí còn khiến bạn cảm thấy các món mình rất thích trở thành ác mộng. Để cải thiện tình trạng này chị em nên ăn uống một cách chậm rãi hoặc là chị em nên ăn nhiều bữa, quan trọng là nên tránh ăn các thức ăn có quá nhiều gia vị và đặc biệt là chứa nhiều dầu mỡ.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 27

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này, mắt của bé yêu đã có thể mở ra và bé đã có thể bắt đầu chớp mắt được rồi đấy các mẹ ạ. Có nhiều chị em thắc mắc không hiểu tại sao khi sinh ra mắt cua bé yêu lại có màu khác nhau như màu nâu, đen, xanh đó là do yếu tố sắc tộc các mẹ ạ.

Sau 27 tuần, bé có cân nặng khoảng 800-950 gram, tuy nhiên lúc này trông bé vẫn còn rất nhăn nheo, bé sẽ tiếp lúc tăng cân cho đến lúc được sinh ra.

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Lúc bé còn trong bụng mẹ, bé sẽ được tử cung của mẹ bảo vệ. Nhưng lúc được sinh ra thì sao? Có rất nhiều nguy hiểm mà chị em không thể lường trước được, chính vì vậy ngay từ bây giờ chị em hãy cũng ông xã dọn dẹp lại nhà cửa một chút nhé! Chị em hãy cất gọn những đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho bé lên cao, dán hết các ổ điện, chất tây rửa và mỹ phẩm cũng phải được cất ngăn nắp tránh trừng hợp bé cầm được, lúc được sinh ra bé yêu của bạn sẽ rất hiếu động đấy.

Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 28

Quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần này là tuần đầu tiên trong giai đoạn 3 tháng cuối, lúc này nhìn bé yêu không khác mấy so với lúc bé yêu được sinh ra sau này. Các bộ phận trong hệ hô hấp và tiêu hóa của bé vẫn còn cần phải phát triển hoàn thiện hơn nữa. Nếu vì một lý do bất khả kháng nào đó chị em buộc phải sinh non thì lúc này có đến trên 80 % cơ hội sống sót với sự tác động của y tế đặc biệt.

Lúc này bé yêu của bạn đã có thể nghe và phân biệt được giọng nói của mẹ và bố rồi đấy, bố mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé yêu để gắn kết tình cảm nhé!

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Khi quan sát sự thay đổi của cơ thể chị em sẽ thấy những vết rạn da bắt đầu xuất hiện, hoặc thinh thoảng có cảm giác ợ chua, lúc ngủ thì mơ thấy mình sinh con… đừng quá lo lắng vì đây là những biểu hiện hết sức bình thường và không ảnh hưởng gì đến cả hai mẹ con cả.

Để chuẩn bị tốt cho quá trình lâm bồn cũng như chăm sóc bé yêu tốt nhất khi bé được sinh ra, chị em học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước như mẹ, chị gái.., hoặc là đăng ký tham gia các khóa học về kỹ năng, phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh. Ngoài ra, chị em còn có thể nhờ sự tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ chuyên khoa nhi. Hãy chứng tỏ mình là bà mẹ tuyệt với trong mắt con yêu nhé!

Chúc các bạn đang trong quá trình có mang sinh em bé được Mẹ Tròn Con Vuông!


Share on Google Plus

About nighttn2

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment