Các bà mẹ mới sinh con hoặc sinh con lần đầu thường gặp 8 lỗi sai sau đây khi chăm sóc trẻ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Cố định tư thế ngủ cho trẻ
Nghe nói trẻ nằm nghiêng sẽ làm cho đầu bẹp, nằm sấp dễ gây nghẹt thở, vì vậy mỗi lần trẻ ngủ say trong lòng mình, nhiều bà mẹ đều nhẹ nhàng đặt con xuống giường và chỉnh thẳng đầu của trẻ và dùng gối nhỏ chắn hai bên.
Cách làm chuẩn: Khi trẻ ở trong bào thai mẹ luôn giữ tư thế tay chân cuộn tròn, sau khi chào đời, trong 24 giờ sau trẻ vẫn nằm ở tư thế nghiêng. Nếu nằm ngửa trong thời gian dài sẽ làm cho đầu trẻ bị bẹt. Tốt nhất các bà mẹ nên thường xuyên trở người cho trẻ, lần này nằm nghiêng bên trái, lần sau nằm ngửa, lần tiếp theo nghiêng bên phải, như vậy mới làm cho đầu trẻ tròn đều.
Nếu mới uống sữa xong các bà mẹ cần chú ý cho trẻ nằm nghiêng, không được nằm ngửa để tránh bị nghẹn, sặc sữa. Khi nằm nghiêng chú ý không chèn vào vành tai của trẻ, nếu không tai trẻ sẽ bị gập lại rất xấu.
Đánh thức thay tã khi trẻ tè
Sợ trẻ tè dầm, cách một vài tiếng các bà mẹ lại thay tã ngay cho trẻ vì sợ trẻ bị bẩn, ngứa ngáy và ngủ không say giấc. Nhưng khi trẻ đang ngủ bị đánh thức thay tã đã khóc toáng lên, khó chịu.
Cách làm chuẩn: Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng, nếu chỉ vì trẻ tè dầm mà hy sinh giấc ngủ của trẻ thì không đáng. Hãy dùng loại tã thấm hút chất lượng để không làm ướt mông của trẻ, nếu trẻ tè ướt khó chịu, trẻ sẽ khóc nhắc nhở mẹ thì mẹ mới thay tã, không nhất thiết phải đánh thức trẻ để thay tã.
Để đèn khi ngủ
Nhiều bà mẹ để thuận tiện chăm sóc trẻ lúc đêm và để cho trẻ có cảm giác an toàn cho nên ban đêm toàn sử dụng đèn ngủ.
Cách làm chuẩn: Tắt hết đèn khi đi ngủ. Ánh đèn ở đầu giường không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thị lực. Chính nguồn ánh sáng đèn sẽ gây ra một loại áp lực ánh sáng yếu nhẹ cho cơ thể, loại áp lực ánh sáng này tồn tại lâu dài sẽ làm cho trẻ mệt mỏi, căng thẳng, khó chìm vào giấc ngủ.
Ngoài ra, thời gian dài ngủ trong ánh đèn còn ảnh hưởng đến hệ kích hoạt võng mạc, làm rút ngắn thời gian giấc ngủ, ngủ không sâu, dễ bị đánh thức. So sánh với trẻ ngủ trong bóng tối, trẻ để đèn khi ngủ có tỉ lệ bị cận thị cao hơn 4 lần.
Khi ngủ mặc quần áo quá nhiều
Sợ trẻ khi ngủ bị lạnh, nhiều bà mẹ cho trẻ mặc nhiều quần áo giữ ấm cho trẻ, để trẻ không bị lạnh người và bụng.
Cách làm đúng: Không nên cho trẻ mặc quá nóng khi ngủ. Độ ẩm trong chăn khá cao, khi ngủ sự trao đổi chất trong cơ thể trẻ cũng mạnh và dễ gây ra “chứng nóng nhiệt tổng hợp”, làm cho trẻ ướt đẫm mồ hôi, thậm chí gây ra kiệt sức. Ngoài ra, mùa đông sử dụng thảm điện cũng sẽ làm cho nhiệt độ quá cao dẫn đến mất nước mức độ nhẹ từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sữa pha quá đặc
Nhiều phụ huynh cho rằng khi pha sữa cho trẻ nên pha đặc một chút, như vậy mới đảm bảo đủ dinh dưỡng và giúp trẻ ăn no, đặc biệt sẽ giúp trẻ gầy gò to lớn mập mạp hơn.
Cách làm chuẩn: Sữa bột không nên quá đặc hay quá loãng. Hàm lượng natri trong sữa đặc cao gấp đôi cơ thể, nồng độ sữa càng cao lượng natri càng nhiều, như vậy dễ làm cho nồng độ natri trong máu của trẻ tăng cao, gây ra các triệu chứng điển hình như táo bón, huyết áp tăng cao hay co giật, hôn mê v.v…
Uống nước hoa quả quá sớm
Có bà mẹ, trẻ mới 2-3 tháng đã bắt đầu cho uống nước hoa quả, nghĩ rằng như vậy sẽ bổ sung đủ lượng nước và vitamin cho trẻ.
Cách làm chuẩn: Ít nhất phải đến 4 tháng mới cho trẻ uống nước hoa quả. Sữa mẹ có thể cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và cũng là nước uống dinh dưỡng thiên nhiên hoàn mỹ nhất. Ngoài ra còn bao gồm nước và đại bộ phận vitamin. Vì vậy, trong vòng 4 tháng đầu chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ là đủ, không cần thêm nước và các loại đồ uống khác bên ngoài.
lỗi sai khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Cho trẻ ăn trứng quá sớm
Sau 4 tháng, có bà mẹ nấu súp từ trứng gà cho trẻ ăn bởi cho rằng súp trứng gà dễ tiêu hóa, dinh dưỡng toàn diện.
Cách làm chuẩn: Dưới 1 tuổi, chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng. Lòng trắng trứng và bên ngoài vỏ trứng có chất gây dị ứng, cho trẻ ăn trứng quá sớm dễ gây ra các bệnh liên quan đến dị ứng như chàm, nổi mề đay vv. Nếu trẻ bị phát ban và nấm ngoài da, sau khi ăn canh trứng sẽ làm cho triệu chứng nặng thêm và phát sinh trở lại.
Sử dụng bình sữa cho trẻ ăn thức ăn rắn
Một số ông bố, bà mẹ lo lắng trẻ ăn quá ít hoặc quá bận rộn, sợ phiền phức nên cho phở, bún, đồ ăn dặm vào trong bình sữa, như vậy giúp trẻ hút nhanh hơn.
Cách làm chuẩn: Dùng thìa đút cho trẻ ăn. Cho trẻ ăn thức ăn dặm qua bình sữa sẽ tăng thêm lượng thức ăn cho trẻ và có thể làm cho trẻ nặng nề và béo phì, đồng thời làm trẻ mất đi cơ hội luyện tập hàm nhai. Trên thực tế, mục đích quan trọng cho trẻ ăn thức ăn đó là cho trẻ hiểu quá trình thức ăn vào trong bụng.
Theo – VTC
Nguồn tin: BlogNuoiDayCon.blogspot.com
Blogger Comment
Facebook Comment