Cây làm sạch không khí bằng hai cách là hấp thụ chất ô nhiễm vào lá rồi chuyển xuống rễ, rễ tổng hợp chất ô nhiễm làm thức ăn cho cây, hoặc cây nhả hơi nước như một cái bơm hút không khí bẩn xuống rễ.
Lô hội (nha đam) là cây thảo sống nhiều năm, có thể hút được nhiều khí độc như aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit.
Dây thường xuân, còn gọi là cây Vạn niên, danh pháp khoa học là Hedera helix, có khả năng sinh sống và lan trên bề mặt dốc cao tới 20-30m. Thường xuân không đòi hỏi nhiều ánh sáng, chăm sóc dễ dàng, có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các chất gây ô nhiễm không khí do máy tính hoặc các thiết bị văn phòng tạo ra.
Vạn niên thanh (Aglaonema) ưa thích ánh sáng yếu, ưa ẩm ướt, nhưng không cần nhiều nước. Loại cây này không những thanh lọc không khí mà còn chặn các tia bức xạ từ máy tính.
Lan Đuôi Hổ là một trong những loại cây có tác dụng làm sạch không khí và hấp thụ ánh sáng tốt nhất, không đòi hỏi chăm sóc nhiều và chức năng lọc formaldehyde trong không khí vô cùng hiệu quả.
Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO2.
Cây sung cảnh có thể dùng trang trí trong nhà, dễ chăm sóc và khả năng khử không khí độc rất lớn.
Cây cọ cảnh có thể hút các khí độc như khí benzen, khí formaldehyde.
Bạn đang đọc bài tại: Tạp Chí Làm Đẹp
N: Sưu tầm
Blogger Comment
Facebook Comment