Thành phố Fukuoka nằm ở phía Nam Nhật Bản trên đảo Kyushu. Thật ra vào năm 1889, Fukuoka đã được sát nhập từ hai thành phố Fukuoka và Hakata. Do lấy Fukuoka làm tên gọi chung nên cái tên Hakata dần chìm vào quên lãng.
Hiện nay, những ký ức về Hakata chỉ còn được gợi nhớ qua búp bê Hakata – biểu tượng của thành phố trong lễ hội Hakata Gion Yamakasa diễn ra vào tháng 7 mỗi năm. Cùng DIVA Gốm Sứ tìm hiểu về nghệ thuật búp bê Hakata của xứ sở hoa anh đào nhé.
Ra đời vào khoảng thế kỷ 17, chế tác từ sứ không tráng men. Ban đầu, búp bê Hakata được dùng làm quà tặng cho các ngôi chùa ở địa phương và Kuroda Nagamasa – là lãnh chúa của Hakata sau này. Tuy nhiên, theo nhiều nhà khảo cổ học, búp bê sứ Hakata có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ngày nay, những bậc thầy am hiểu nghệ thuật làm búp bê không còn nhiều và hầu hết họ đều phải luyện tập nhuần nhuyễn các kỹ năng làm búp bê từ khi còn rất trẻ.
Ban đầu, búp bê Hakata sứ trắng rất đơn sơ, để cho búp bê giống nhân vật trong đời sống hơn, các nghệ nhân đã thêm các chi tiết biến hóa búp bê thành chiến binh samurai, thương nhân, cô gái mặc kimono… Để hoàn thành một búp bê Hakata, một nghê nhân mất khoảng 3 tuần để chế tác.
Búp bê Hakata nổi tiếng với vẻ đẹp thanh lịch, trau chuốt đến từng công đoạn nhỏ. Có nhiều sản phẩm được sản xuất đại trà nhưng cũng có những sản phẩm chỉ làm 1 cái và rất độc đáo. Búp bê Hakata thường lấy cảm hứng từ các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và nghệ thuật bijin: các sumo, samurai, cô gái đẹp, nhân vật kịch noh, diễn viên kịch kabuki, nhân vật tôn giáo và trẻ con.
Để tác phẩm thêm phần quý giá và đặc biệt, nghệ nhân sử dụng bột vàng và bột bạc để trang trí cho búp bê.
Hầu hết các dụng cụ để làm Hakata đều là vật dụng cổ truyền, một số nghệ nhân còn sử dụng các kỹ năng cổ truyền như răng cá hoặc rang chó để chà vàng cho sáng. Mỗi con búp bê cỡ này có giá tới cả triệu yen Nhật.
Bạn đang đọc bài tại: Tạp Chí Làm Đẹp
Sưu tầm - Ngân Mai (Theo Suntravel)
Blogger Comment
Facebook Comment